Rối loạn tiêu hóa là bệnh khá phổ biến gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, khiến trẻ chậm lớn. Vậy Chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh như thế nào? Đây là vấn đề mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm để có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Bài viết này sẽ chia sẻ một số cách chữa rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh.
Mục Lục
Rối loạn tiêu hóa và các nguyên nhân gây ra Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Khái niệm rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là chứng cơ vòng trong hệ tiêu hóa của trẻ bị co thắt bất thường, gây ra tình trạng đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn.
Nguyên nhân gây ra Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
- Do hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện
Đối với trẻ sơ sinh thì hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện cả về cấu tạo và chức năng.
Khi mới sinh, trẻ chỉ thích hợp với việc bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trước 6 tháng tuổi, dạ dày bé chưa thể tiêu hóa được tinh bột do đó nếu cho con ăn dặm trước 6 tháng tuổi trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ được cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết và các kháng thể giảm rối loạn tiêu hóa hơn các trẻ uống sữa công thức.
- Do chế độ ăn của trẻ không phù hợp
Thức ăn không phù hợp với độ tuổi của trẻ cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa.
Sử dụng các thức ăn bị ôi thiu sẽ gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột, dễ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa trẻ.
Cách mẹ cho bé ăn chưa đúng như: ép bé ăn quá nhiều, ăn nhanh, vừa ăn vừa xem tivi hoặc nghịch điện thoại… dễ khiến trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa.
- Do mắc các bệnh lý bẩm sinh ở đường tiêu hóa
Một số trẻ sơ sinh mắc bệnh lý bẩm sinh ở đường tiêu hóa như dính ruột, tắc ruột, dị dạng đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày… có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Các triệu chứng của Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Nôn trớ là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do trẻ bú quá no, thời gian bú quá gần nhau hoặc do đổi sữa công thức mới
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh biểu hiện ở việc trẻ đi ngoài liên tục nhiều lần trong ngày, phân lỏng,… Nguyên nhân thể là do nhiễm khuẩn đường ruột, hấp thụ dưỡng chất kém, chế độ ăn của mẹ (đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn)…
Táo bón là triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ, trẻ khó đi ngoài, đi ít hơn so với bình thường, thường đi ra phân cứng, đóng thành cục, trẻ khó chịu, quấy khóc,…
Đau bụng với các biểu hiện như trẻ khóc nhiều, mặt đỏ hoặc tái, bụng chướng… Hiện tượng đau bụng ở trẻ sơ sinh có thể do trẻ đói, bú quá no…
Một số cách chữa rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh
Đối với những trẻ đang bú mẹ thì vẫn cho trẻ bú bình thường thậm chí bú nhiều hơn vì trong sữa mẹ có nhiều dưỡng chất và kháng thể rất tốt cho trẻ. Để sữa mẹ có nhiều dưỡng chất, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn với những thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Đối với trẻ sơ sinh uống sữa công thức, để cải thiện tình trạng này thì mẹ nên hạn chế sử dụng sữa động vật và đường lactose vì sữa này có thể làm rối loạn tiêu hóa nặng hơn. Mẹ có thể pha sữa loãng hơn bình thường và cho trẻ uống từ từ. Những loại sữa có chứa nhiều chất xơ thường rất tốt cho trẻ. Nên tránh việc đổi sữa liên tục, điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ lại phải làm quen, có thể gây rối loạn tiêu hóa. Mẹ nên sử dụng nước sạch đun sôi để pha sữa cho trẻ. Đảm bảo tiệt trùng bình, thìa pha sữa bằng cách sử dụng máy tiệt trùng hoặc luộc nước sôi.
Khi trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên cấp bù nước và chất điện giải cho trẻ ngay, tránh trường hợp để trẻ mất nước vì mất nước nhiều sẽ rất nguy hiểm.
Trẻ sơ sinh hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu qua sữa mẹ. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa của bé. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bị táo bón thì mẹ ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin và các khoáng chất. Mỗi ngày mẹ nên ăn từ 1-2 hộp sữa chua để bổ sung lợi khuẩn đường ruột.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh rối loạn tiêu hóa và một số cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh mà các mẹ nên biết. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh không chỉ đơn giản là gây ra các triệu chứng khó chịu ở trẻ mà còn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng thậm chí là gây tử vong do tình trạng mất nước quá nhiều. Vì thế ngoài việc áp dụng các cách chữa trị tại nhà thì mẹ nên chú ý nhiều hơn đến các triệu chứng trẻ, đưa trẻ đi khám ngay nếu có những dấu hiệu bất thường.