Cực quang được coi là một trong những hiện tượng thiên nhiên đáng xem nhất mà không phải ai cũng có cơ hội chiêm ngưỡng. Hầu như ai cũng mong ước một lần được tận mắt ngắm dải màu xinh đẹp này. Vậy cực quang xuất hiện ở đâu? và hiện tượng này do đâu mà có? Dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc này.
Khái niệm về cực quang
Theo thiên văn học, dải cực quang là một hiện tượng quang học khi bầu trời về đêm xuất hiện những dải màu nhiều màu sắc khác nhau. Sở dĩ có hiện tượng này xảy ra là do sự tương tác giữa những hạt mang điện tích giữa gió Mặt Trời và tầng khí quyển phía trên hành tinh. Sau sự phun trào của ánh sáng Mặt Trời là lúc những dải cực quang mạnh nhất. Khi ấy, các dải ánh sáng nhiều màu sắc này chuyển động liên tục và có hình vòng cung tạo nên một khung cảnh vô cùng kỳ vĩ và được xếp vào danh sách những cảnh đẹp đáng xem nhất trên thế giới. Cực quang thường được nhìn thấy rõ ràng nhất ở các vị trí gần vùng cực của Trái Đất. Diễn ra ở Bắc bán cầu thì gọi là Bắc cực quang, ở Nam bán cầu thì gọi là Nam cực quang.
Những tính chất và đặc điểm thú vị của cực quang
Như chúng ta đã biết, cực quang là do sự tương tác giữa những hạt mang điện tích giữa gió Mặt Trời và tầng khí quyển phía trên Trái Đất. Không có hiện tượng nào xảy ra hoàn toàn giống nhau, nên mỗi lần cực quang xuất hiện cũng có màu sắc và hình dạng khác nhau. Cực quang có các cung và tia sáng, nó phát sáng và rõ nét nhất khi ở độ cao 100km so với mặt đất. Cực quang kéo dài theo chiều dọc của từ trường khoảng vài trăm km. Nhưng các cung ánh sáng mở rộng ra ở đường chân trời và lúc này cực quang chỉ mỏng khoảng 100m.
Khi mới xuất xuất hiện, các dải cực quang gần như đứng im, sau đó dần dần tạo thành một dải màu cao và chuyển động, “nhảy múa”. Sau nửa đêm phát sáng, cực quang chuyển từ hình dáng những dải màu sang hình dáng loang lổ và tạo thành những đốm sáng. Các đốm này sáng nhấp nháy sau khoảng 10 giây cho tới rạng đông. Cực quang gồm những dải nhiều màu sắc, nhưng màu chủ yếu của nó là màu vàng ánh lục. Và những tia sáng trên cao có màu đỏ ở phía đỉnh. Một số cực quang khác có màu xanh lam nhạt khi ánh sáng Mặt Trời va chạm với phần đỉnh của các tia cực quang. Cực quang không chỉ có màu sắc, mà nó còn chứa những hạt năng lượng sinh nhiệt. Tuy nhiên trong quá trình xuất hiện, nhiệt lượng này sẽ bị tiêu tan bởi bức xạ hồng ngoại và gió mạnh trên bầu khí quyển.
Cực quang có thể được tạo ra do sự tương tác giữa các hạt cao năng lượng với điện tử trung hòa ở lớp trên của bầu khí quyển. Khi va chạm với các hạt điện tử mang hóa trị, những hạt này chịu kích thích và quay về trạng thái nguyên bản. Chính trong quá trình này, chúng đã giải phóng ra hạt photon (ánh sáng). Còn màu sắc của những dải cực quang này khác nhau là do nó phụ thuộc vào các yếu tố như: loại khí trong khí quyển lúc xảy ra sự tương tác, trạng thái của khí trong thời điểm va chạm với các hạt năng lượng. Ví dụ như cực quang màu lam được tạo ra nhờ khí Nitơ còn màu đỏ và xanh lục được tạo thành bởi õi nguyên tử.
Có thể ngắm cực quang xuất hiện ở đâu?
Cực quang thường được nhìn thấy rõ ràng nhất ở các vị trí gần vùng cực của Trái Đất. Càng gần hai cực này thì càng dễ thấy được cực quang. Tuy nhiên 2 khu vực này có thời tiết vô cùng khắc nghiệt, vậy nên được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dải lụa sắc màu này không hề dễ dàng. Cực quang xuất hiện theo chu kỳ và ở các địa điểm khác nhau. Cũng có rất nhiều người tốn thời gian công sức nhưng vẫn chẳng thể có cơ hội ngắm nhìn kỳ quan này. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ thông tên về những địa điểm và khoảng thời gian bạn có thể đến để thử vận may, biết đâu bạn sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến kỳ quan này.
Địa điểm đầu tiên là Iceland. Trong khoảng thời gian từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 4 trong năm, bạn có thể ghé thăm nơi đây để chiêm ngưỡng cực quang từ 3 địa điểm sau: đỉnh núi Kirkjufell, ngoại ô Reykjavík hay khu vực ngọn hải đăng Grotta. Bầu trời đêm nơi đây trong vắt và có những con đường dài rộng dọc bờ biển, rất thích hợp để ngắm cực quang. Ngoài ra nơi đây cũng có nhiều địa điểm đẹp mà bạn có thể tham quan vào ban ngày.
Địa điểm thứ hai là ở Mỹ, tại thành phố Fairbanks, thuộc bang Alaska và trong thời gian từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 4. Đặc biệt là ở đây, khi cực quang xuất hiện còn đi kèm những âm thanh rất lạ, nghe như tiếng thì thào vậy. Nơi này cách Bắc cực 2 vĩ độ, gần vị trí của cảng hàng không quốc tế và khu vực vườn quốc gia Denali. Ở đây còn có dự báo thời tiết dành riêng cho du khách đến xem cực quang.
Canada nằm trong vùng có vĩ độ thấp và ánh sáng bị ô nhiễm ít. Vậy nên đây là nơi được đánh giá là thiên đường ngắm cực quang. Các bạn có thể đến đây vào khoảng thời gian giữa tháng 8 đến đầu tháng 4. Ở đây bạn có thể đến các địa điểm sau để xem cực quang:
Một quốc gia khác nữa đó là Na Uy. Bạn có thể xem được những dải cực quang tuyệt đẹp ở đây từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 3. Cùng trong khoảng thời gian này, bạn còn có thể ngắm cực quang ở vùng Lapland thuộc Phần Lan hoặc khu vực thị trấn Kiruna ở cực Bắc của Thụy Điển.
Từ tháng 8 đến cuối tháng 4, bạn có thể thưởng thức vẻ đẹp của cực quang từ Đảo Greenland và sông băng Qaleraliq Glacier. Và một địa điểm cuối cùng chúng tôi muốn đề cập đến, đó là Tasmania ở Úc và New Zealand. Bạn có thể ghé thăm 2 nơi này vào tất cả mọi thời điểm trong năm luôn đấy.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong một số thông tin về hiện tượng cực quang, biết được khái niệm, nguồn gốc và cực quang xuất hiện ở đâu?. Chúc các bạn có những trải nghiệm thật tuyệt vời và thú vị về hiện tượng thiên nhiên xinh đẹp này.