Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu khoa học là một giai đoạn rất quan trọng, có đóng góp không khỏ vào thành công của bài nghiên cứu khoa học và những dữ liệu này cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Có thể bạn chưa biết, Việt Nam có đào tạo riêng một chuyên ngành tập trung vào làm công việc này, đó chính là ngành “Thống kê”.
Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu và thông tin lại thường tốn rất nhiều công sức, thời gian và cả tiền bạc. Vì vậy chúng ta cần nắm chắc được các phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu khoa học từ đó chọn lựa ra những phương pháp phù hợp nhất với dự án nghiên cứu của mình ở thời điểm hiện tại. Đạt được hiệu quả cao nhất trong giai đoạn này.
Phương pháp quan sát, phỏng vấn
Đây là một phương pháp khá thú vị nhưng cũng sẽ tốn kha khá thời gian của bạn nếu như bạn xác định mình chính là người ngồi quan sát hoặc phỏng vấn trực tiếp đối tượng cần nghiên cứu. Ví dụ như là: quan sát thái độ của những vị khách thưởng thức món ăn Việt Nam tại một cửa hàng ăn uống tại Hội An, có thể phỏng vấn trực tiếp các vị khách. Cách này sẽ giúp chúng ta làm một bài kiểm tra chéo với các thông tin mà chúng ta đã thu thập được từ trước đó.
Hoặc bạn hoàn toàn có thể theo dõi camera của các cửa hàng từ đó đưa ra thêm những cái nhìn nhận khách quan về khảo sát mà chúng ta đã có trước đó. Chúng ta hoàn toàn có thể quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp, quan sát giấu mặt ngụy trang hoặc quan sát công khai. Tuy vậy, trong nghiên cứu khoa học, chúng ta phải quan sát một số lượng đối tượng khá lớn đòi hỏi tổ chức nghiên cứu phải có nguồn ngân sách lớn thì mới đủ lượng thông tin để đúc rút được quy luật, cách thức hành động, quan điểm, suy nghĩ của cá thể cần nghiên cứu đưa chúng ta gần hơn với kết quả nghiên cứu chính xác.
Hai phương pháp này thường được sử dụng nhiều hơn trong Marketing để khai thác thông tin về thái độ, hành vi của khách hàng. Điểm hạn chế của phương pháp này là những câu trả lời rất khó để quy về một ý nhất định; cuộc quan sát, phỏng vấn phụ thuộc rất nhiều vào phỏng vấn viên có kinh nghiệm hay tay nghề cao hay không và đặc biệt là rất tốn thời gian.
Phương pháp thực nghiệm
Khi thực hiện phương pháp này, số liệu được lấy thông qua việc đo đạc, theo dõi, quan sát qua các thí nghiệm được thực hiện trong rất nhiều lĩnh vực như vật lý, hóa học, khoa học tự nhiên, kỹ thuật, nông nghiệp,….Và thường được lặp lặp lại rất nhiều lần nhằm giảm sai số thu được trong thực nghiệm nghiên cứu. Phương pháp này bao gồm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và thí nghiệm ngoài hiện trường.
Cách chọn mẫu nghiên cứu trong phương pháp định lượng thường được sử dụng: chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống, chọn mẫu theo tỷ lệ của tổng thể, chọn mẫu theo khu vực, chọn những mẫu thuận tiện nhất.
Phương pháp điều tra thăm dò bằng bảng câu hỏi là một trong trong những phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu khoa học khá phổ biến hiện nay
Phương này khá là phổ biến trong những năm gần đây. Có phải là gần đây bạn vô tình bắt gặp những cuộc khảo sát nhanh bằng những câu hỏi trắc nghiệm trên youtube, facebook, bạn bè nhờ làm, trong group hội nhóm mở các cuộc điều tra khảo sát….đúng không?
Đây là cách tiếp cận thông minh và tối ưu chi phí của nhiều nhà nghiên cứu mà vẫn thu thập được lượng lớn thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu. Phương pháp điều tra bảng hỏi dưới các hình thức như: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn qua thư tín và phỏng vấn qua internet.
Các yếu tố cần cân nhắc khi thiết kế một bảng hỏi: mục đích nghiên cứu là gì, các câu hỏi cần hỏi, các giả thiết khi nghiên cứu, các nguồn lực cần phải có để thực hiện, các chỉ số, biến số cần thu thập là gì, phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
Các loại câu hỏi có thể sử dụng: câu hỏi lựa chọn “đúng” và “sai”, “có” hoặc “không”; câu hỏi có nhiều sự lựa chọn; câu hỏi sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
Cấu trúc của một bảng hỏi thường gồm 2 phần.
Phần 1: thông tin của đối tượng làm nghiên cứu như: họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sống….
Phần 2: các thông tin đặc thù phục vụ cho nghiên cứu
Khó khăn của phương pháp này gặp phải là rất tốn chi phí và thời gian, người trả lời có thể không thật tâm trả lời đúng theo câu hỏi được khảo sát. Khi thực hiện điều tra bằng phương pháp này chúng ta không nhìn thấy, không thấy người trả lời câu hỏi và chúng ta cũng không biết được hoàn cảnh có họ. Đang trả lời thì mất mạng, hoặc phiếu điều tra bị bỏ giữa chừng cũng là những rào cản của phương pháp điều tra này.
Còn rất nhiều phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu khoa học nữa mà trong bài chưa được đề cập tới, nhưng trên đây là những phương pháp được chứng minh là hữu ích và hiệu quả nhất. Để có thể có được những số liệu chính xác, phù hợp nhất với đối tượng nghiên cứu thì chúng ta cần kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau. Và thật chú ý về thời gian, nguồn lực về người và tiền bạc khi tập trung phục vụ nghiên cứu. Nếu việc nghiên cứu không có sự tính toán trước mà phải dừng lại giữa chừng thì thực sự là một tổn thất rất lớn cho chính những người nghiên cứu trong cuộc và của toàn xã hội.