Du lịch tại Hawaii nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi những bờ điển đẹp mà còn trở nên đặc sắc trong lòng những khách du lịch với vũ điệu truyền thống Honolulu. Đặc biệt là những ai đang muốn tìm hiểu thêm về lịch sử trận Trân Châu Cảng, vậy cụ thể Trân Châu cảng ở đâu? là câu hỏi chung của nhiều người . Chính vì điều này mà đã khiến không ít những du khách đều muốn đặt chân đến nơi đây khám phá dù chỉ là 1 lần.
Trân Châu cảng ở đâu?
Trân Châu cảng còn có tên tiếng Anh Pearl Harbor đây là hải cảng trên đảo Oahu, thuộc Quần đảo Hawaii, ở phía tây của thành phố Honolulu. Phần lớn ở cảng và những khu vực xung quanh đều thuộc cảng quân sự nước sâu của Hải quân Hoa Kỳ,nơi đây chính là trung tâm chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương. Tại nơi đây đã diễn ra cuộc chiến tranh rất nổi tiếng giữa Đế quốc Nhật Bản và Hoa Kỳ còn được mọi người biết đến với tên trận Trân Châu Cảng chính xác là vào ngày 7/ 12/ 1941, chính trận chiến này đã khơi nguồn cho việc Mỹ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trên những đảo khác, các du khách có thể làm bất kỳ điều gì, những điều khiến bạn cảm thấy hứng thú, chẳng hạn như việc ngắm miệng núi đang chứa đầy dung nham, vào thăm các trang trại, nghỉ ngơi ở trong một khu resort toát lên sự đẳng cấp hay đến một ngôi làng truyền thống đầy sự giản dị và đi dọc theo bờ biển để cảm nhận gió lộng đẹp đến ngỡ ngàng.
Lịch sử trận chiến ở Trân Châu cảng
Được dựng ở trên một vịnh biển đã ăn sâu vào đất liền của đảo rồi được chia thành nhiều vùng biển khác nhau và được luồng lạch một cách kín đáo lại có một cù lao ở giữa vị trí vịnh được gọi là “đảo Ford” như là một cầu tàu thiên nhiên. Diễn biến trận ở Trân Châu Cảng có điều kiện tự nhiên vô cùng lý tưởng để bảo vệ từ đội tàu chiến của Hải quân Mỹ chống lại được mọi sự tấn công từ phía bên ngoài.
Hai trong số những con tàu chiến đã bị tấn công tại sự kiện Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 có tên là USS Arizona và Utah đều bị hư hại rất nặng nề đến mức sau đó đã không còn được Hải quân Mỹ cho vớt lên, nhưng có nhiều vũ khí và trang thiết bị của chúng đã được tháo ra để tái sử dụng trên những con tàu khác.
Đến hiện tại, xác của hai con tàu USS Arizona và Utah vẫn nằm lại tại nơi chúng bị đắm và Arizona đã trở thành một bảo tàng chiến tranh.
Diễn biến chi tiết trận Trân châu cảng
Trận tấn công mang tính chất lịch sử có tên là Trân Châu Cảng cũng chính là một đòn tấn công quân sự hết sức bất ngờ do được Hải quân tại Nhật Bản thực hiện. Nhắm vào căn cứ hải quân của Mỹ ngay tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang của Hawaii vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Dẫn đến sự việc Mỹ sau đó đã đưa ra quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong chiến tranh Thế chiến thứ hai.
Trận chiến này được người Nhật lên kế hoạch nhằm ngăn chặn và cố gắng ngăn không cho Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ can thiệp vào kế hoạch xâm lược Đông Nam Á của Nhật, chống lại Anh, Hà Lan và Mỹ.
Cuộc tấn công bao gồm hai cuộc không kích, với tổng cộng 353 máy bay từ sáu tàu sân bay Nhật Bản. Cuộc tấn công đã đánh chìm 4 tàu chiến của Mỹ (2 trong số đó sau đó đã được vớt và đưa vào hoạt động trở lại) và làm hư hại 4 chiếc khác.
Quân Nhật cũng đánh chìm hoặc làm hư hỏng ba tuần dương hạm, ba khu trục hạm và một thuyền đặt mìn, phá hủy 188 máy bay, làm chết 3.000 người và 1.282 người bị thương. Tổn thất của Nhật Bản tương đối nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và 4 tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thương vong.
Cuộc tấn công này chính là một sự kiện mang tính tầm cỡ lớn trong Chiến tranh thế giới thứ hai.Nhật Bản đã không hề đưa ra một lời tuyên chiến chính thức nào cả trước khi bất thình lình tấn công tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii, trong khi đó hai quốc gia là Mỹ và Nhật vẫn còn đang trong giai đoạn đàm phán.
Mục tiêu của cuộc tấn công tại Trân Châu Cảng
Cuộc tấn công này mang nhiều mục đích chính. Đầu tiên là người Nhật với hy vọng nó sẽ tiêu diệt được các đơn vị của hạm đội Hoa Kỳ, và do đó sẽ ngăn cản được hạm đội Thái Bình Dương ngừng can thiệp vào việc người Nhật chinh phục Đông Ấn. Tiếp đến chính là cách thức người Nhật dùng để tranh thủ thời gian cho việc củng cố vị thế của họ và cùng đó sẽ tăng cường sức mạnh hải quân, trước khi những tàu chiến mới của Hoa Kỳ được chế tạo theo Đạo luật Vinson Walsh tức đồng nghĩa với việc sẽ xóa tan mọi cơ hội dành chiến thắng. Cuối cùng, nó đã được dự tính sẽ là một đòn rất mạnh giáng vào tinh thần của người Mỹ, dẫn đến việc có thể gây nản lòng, cho phép việc người Nhật tiếp tục chinh phục Đông Nam Á mà không bị vấn đề nào can thiệp.
Đặt mục tiêu chính nhiều vào những chiếc hạm thiết giáp đó là một cách đánh vào tinh thần, vì lúc bấy giờ chúng là niềm tự hào của mọi lực lượng hải quân.
Bài học rút ra từ trận Trân Châu Cảng
Qua bài viết chi tiết về Trân Châu Cảng ở đâu? giúp chúng ta rút ra được một bài học lịch sử đó là kết quả từ trận ở Trân Châu Cảng là câu trả lời cho mọi thứ. Chỉ vì lơ là trong việc phòng thủ, không suy đoán và hình dung được khả năng tấn công của địch. Chính điều này đã khiến người dân Mỹ phải trả cái giá quá đắt mà bài học này đến 75 năm sau vẫn còn nguyên giá trị. Câu nói “ Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” quả không hề sai một chút nào cả.